Cấp Giấy phép kinh doanh vận tải

Nhu cầu lớn từ vận chuyển hàng hóa, hành khách mà ngành kinh doanh vận tải trở nên nhộn nhịp. Nhưng có thể hoạt động trong ngành và kiếm lợi nhuận thì các đơn vị, đối tượng bắt buộc cần có giấy phép hoạt động do đơn vị có thẩm quyền cấp phép. Trong thời đại hội nhập và đổi mới,  các thủ tục giấy tờ được nhà nước sửa đổi, cập nhật phù hợp hơn. Vậy hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô năm 2024 có thay đổi gì không?

Cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Các bước thực hiện như nào?,… Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ giúp bạn đọc hiểu chi tiết thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô 2024.

Giấy phép kinh doanh vận tải và bằng người điều hành vận tải
Giấy phép kinh doanh vận tải và bằng người điều hành vận tải

Giới thiệu chung giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

1. Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô là gì?

Trước hết cần hiểu hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là gì? Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách hoặc hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi. Hoạt động kinh doanh vận tải ô tô đạt đủ các yêu cầu trên phải xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô là một loại giấy phép do cơ quan có thẩm quyền như Sở giao thông vận tải cấp cho tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải  xác nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật. 

2. Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô do ai cấp? 

Căn cứ theo khoản 3 Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp phép. 

Nội dung Giấy phép kinh doanh bao gồm: 

a, Tên và địa chỉ đơn vị kinh doanh 

b, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) bao gồm: Số, ngày, tháng, năm, cơ quan cấp; 

c, Người đại diện theo pháp luật

d, Các hình thức kinh doanh

đ, Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh

Mẫu Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

3. Giá trị của giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô . 

Theo quy định hiện hành Nghị định 10/2020/ NĐ-CP không còn quy định thời hạn của Giấy phép kinh doanh vận tải và không có quy định cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải do hết hạn. 

Các giấy phép kinh doanh vận tải đã được cấp phép trước ngày Nghị định 10/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành không phải thực hiện cấp lại cho đến khi hết hiệu lực hoặc đến khi thực hiện cấp lại. 

4. Căn cứ pháp lý quy định 

Giấy phép kinh doanh vận tải nói chung và trong kinh doanh vận tải bằng xe ô tô nói riêng được quy định tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Ngoài ra, sử dụng thêm căn cứ Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 có hiệu lực từ ngày 01/07/2009.

5. Hình thức kinh doanh xin Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô

 Khoản 1 Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, có 2 hình thức kinh doanh vận tải: 

  • Kinh doanh vận tải hành khách: Kinh doanh vận tải  theo tuyến cố định, kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định, kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi, kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định, kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô.  
  • Kinh doanh vận tải hàng hóa: Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô ( xe taxi, xe tải, xe công-ten-nơ,..)

Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô

1. Điều kiện chung 

Để có giấy phép kinh doanh vận tải cần đáp ứng các điều kiện sau đây: 

  • Thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã, có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hay giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.
  • Có phương tiện vận tải phù hợp với loại hình kinh doanh vận tải theo quy định của pháp luật. 
  • Đảm bảo nơi đỗ xe phù hợp với quy mô doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, đảm bảo yêu cầu về trật tự, an toàn, phòng cháy nổ và vệ sinh môi trường.
  • Số lượng lái xe đảm bảo có trình độ chuyên môn đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật. Ví dụ có văn bằng chứng chỉ, không được sử dụng người lái xe đang trong thời kỳ bị cấm hành nghề, phải được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận tải,… 

2. Điều kiện riêng với hoạt động kinh doanh vận tải

a. Đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách

Được quy định tại Điều 13 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô cần đáp ứng yêu cầu như sau:

  • Cần thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng tuân theo quy định của pháp luật. 
  • Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có sức chứa từ 09 chỗ trở lên (kể cả người lái xe) có niên hạn sử dụng theo quy định. 
  • Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt có niên hạn sử dụng không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất).
  • Xe taxi có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) và niên hạn sử dụng dưới 12 năm (tính từ năm sản xuất), không được sử dụng xe cải tạo hoặc xe có kích thước, kiểu dáng tương tự thành xe taxi. 
  • Xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch có niên hạn sử dụng không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất). Xe ô tô theo hợp đồng ó niên hạn không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 300 ki-lô-mét, không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống.
  • Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe (bao gồm cả lái xe và cửa lên xuống của xe) trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau: tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét; tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.

b. Đối với hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa.

Quy định tại điều 14/2020/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô như sau: 

  • Xe ô tô phải thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản theo quy định pháp luật.
  • Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã, cần phải có hợp đồng quy định về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý giữa thành viên với hợp tác xã. 
  • Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau: tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét; tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.

Hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô 

 1. Đối với đối tượng doanh nghiệp, hợp tác xã 

  • Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định 10/2020/NĐ-CP;
  • Bản sao văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải;
  • Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử).

2. Đối với đối tượng hộ kinh doanh vận tải

  • Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định này;
  •  Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô

1. Địa điểm và thời gian nộp hồ sơ

Bộ hồ sơ của đơn vị kinh doanh nộp đến Sở giao thông vận tải các tỉnh theo hình thức nộp trực tiếp hoặc nộp qua Hệ thống dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đó.  

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, thời gian giải quyết thủ tục cấp giấy phép là 05 ngày làm việc theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Nghị định 10/2020/NĐ-CP. Trường hợp cần phải sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan cấp phép thông báo cho đơn vị trong vòng 03 ngày làm việc. 

2. Quy trình xử lý hồ sơ 

Quy trình, thủ tục đăng ký xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trải qua các bước sau: 

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh

Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cần chuẩn bị bộ hồ sơ xin cấp giấy phép bao gồm: 

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định 10/2020/NĐ-CP.
  • Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.  
  • Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động vận tải bằng xe ô tô.
  • Bản sao có chứng thực hợp đồng thuê phương tiện (nếu phương tiện không thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải).
  • Bản sao có chứng thực ( hoặc bản sao kèm bản chính có đối chiếu) hợp đồng lao động với lái xe.
  • Bản sao có chứng thực quy trình quản lý, điều hành vận tải bằng xe ô tô.
  • Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ vận tải bằng xe ô tô của người điều hành vận tải. 

Bước 2: Nộp hồ sơ và giải quyết hồ sơ

Đơn vị kinh doanh vận tải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cho cơ quan có thẩm quyền bằng 1 trong 2 cách sau: 

  • Cách 1: Nộp hồ sơ giấy trực tiếp tại Sở giao thông vận tải của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
  • Cách 2: Nộp hồ sơ online qua Hệ thống dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đó. 

Nếu hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, Sở giao thông vận tải sẽ thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua Hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung, sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải.

Bước 3: Nhận kết quả

Sau 05 ngày làm việc từ khi nhận đầy đủ hồ sơ, cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cho đơn vị kinh doanh vận tải. Trong trường hợp không cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Xem thêm:

3. Hướng dẫn kiểm tra tình trạng hồ sơ và nhận Giấy phép 

Để kiểm tra hồ sơ hay tra cứu Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô có thể thực hiện theo các bước sau: 

Bước 1: Truy cập trang website của cơ quan quản lý vận tải ví dụ như Sở Giao thông vận tải.

Bước 2: Đăng nhập tài khoản hoặc tạo tài khoản nếu chưa có theo hướng dẫn của trang web.

Bước 3: Chọn mục “Kiểm tra tình trạng hồ sơ” hoặc tra cứu giấy phép kinh doanh vận tải.

Bước 4: Nhập các thông tin cần thiết như biển số xe, số đăng ký, số hồ sơ để kiểm tra.

Bước 5: Xem kết quả và theo dõi tiến trình xử lý trên hệ thống. Bạn có thể in hoặc tải giấy phép tư trang web. 

Tư vấn AZ hỗ trợ thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

 

Xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trải qua nhiều quy trình xét duyệt đôi khi khiến nhiều người thiếu giấy tờ cần thiết hoặc giấy tờ không phù hợp thì lựa chọn một nơi đáng tin cậy giúp tư vấn, hoàn thiện giấy tờ nhanh chóng, đầy đủ. Đề xuất cho bạn một công ty uy tín, được nhiều người lựa chọn là công ty tư vấn AZ. Vậy tại sao nhiều người tìm đến và sử dụng dịch vụ của công ty tư vấn AZ:

  • AZ sở hữu một đội ngũ được đào tạo chuyên nghiệp, có kinh nghiệm, có đầy đủ bằng cấp, kiến thức tư vấn hỗ trợ quý khách. 
  • Đội ngũ tư vấn nhiệt tình, chi tiết điều kiện, hồ sơ cần chuẩn bị, các thủ tục cần thực hiện, để xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. 
  • Hỗ trợ giải đáp các thắc mắc của khách hàng. 
  • AZ giúp khách hàng chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, thay mặt khách hàng làm thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. 
  • Bàn giao hồ sơ, Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô tận nơi và đúng thời gian cam kết. 
  • Quy trình làm việc thực hiện nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, hiệu quả mang lại cao đảm bảo quá trình xin cấp Giấy phép diễn ra thuận lợi.
  • Hợp đồng ký kết minh bạch, các chi phí rõ ràng, công bố 1 lần không có phát sinh thêm các chi phí khác. 

Hotline: 0973 101 127

Zalo: 0973 101 127

Facebook: Hỗ trợ Giấy tờ vận tải

Nếu bạn đang có vướng mắc về thủ tục, hồ sơ cần chuẩn bị xin cấp Giấy phép vận tải kinh doanh bằng ô tô hoặc bất cứ vấn đề pháp lý nào thì nhanh tay liên hệ qua số HOTLINE 0973 101 127 để được hỗ trợ tư vấn chi tiết nhé.

Vấn đề phổ biến thường mắc phải và cách giải quyết

1. Đăng ký xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô có mất phí không?

Xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô có mất lệ phí. Lệ phí cấp giấy phép lần đầu là 200.000 VNĐ/ giấy phép. Trường hợp cấp đổi, cấp lại áp dụng mức thu không quá 50.000 VNĐ/ lần cấp. 

2. Không có giấy phép kinh doanh vận tải có bị phạt không? 

Quy định sửa đổi bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP, hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô bị xử lý như sau:

  • Phạt tiền từ 10 – 12 triệu đồng đồng đối với cá nhân;
  • Phạt tiền từ 20 – 24 triệu đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải.
  • Thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định pháp luật. 

3. Xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải ô tô ở đâu?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp phép, do đó đơn vị kinh doanh có thể nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc nộp trực tuyến qua hệ thống dịch vụ công quốc gia.

4. Hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải gồm những giấy tờ gì?

Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cần chuẩn bị bộ hồ sơ xin cấp giấy phép bao gồm: 

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định 10/2020/NĐ-CP.
  • Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.  
  • Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động vận tải bằng xe ô tô.
  • Bản sao có chứng thực hợp đồng thuê phương tiện (nếu phương tiện không thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải).
  • Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính có đối chiếu) hợp đồng lao động với lái xe.
  • Bản sao có chứng thực quy trình quản lý, điều hành vận tải bằng xe ô tô.
  • Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ vận tải bằng xe ô tô của người điều hành vận tải. 

5. Thời gian sử dụng của Giấy phép kinh doanh vận tải

Hiện tại sử dụng Nghị định 10/2020/NĐ-CP không quy định về thời gian hiệu lực và cấp lại của Giấy phép. Vì vậy, cho đến khi có Nghị định mới áp dụng đơn vị kinh doanh không cần xin cấp lại Giấy phép trừ trường hợp mất, hỏng, thay đổi thông tin.

Trên đây là câu trả lời cho thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mới nhất năm nay cùng một số vấn đề liên quan. Hi vọng, qua bài viết trên bạn đọc đã tìm được thông tin cần thiết cho câu hỏi của mình. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào bạn có thể liên hệ qua HOTLINE 0973 101 127 ngay nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *